Các quốc gia sử dụng Tàu phóng lôi lớp Shershen

Hiện nay nhiều tàu phóng lôi lớp Shershen và cả Tàu phóng lôi lớp Turya đã bị cho ngừng hoạt động do đã cũ kỹ.Các loại tàu phóng lôi trên thế giới nói chung hiện nay đã lạc hậu,chỉ đảm bảo các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng nước nông,vùng ven bờ và các cửa sông.Chúng đã được thay thế bằng các tàu hộ vệ tên lửa có tốc độ cao và hỏa lực mạnh.

Tổng cộng đã có 87 tàu đã được đóng cho Hải quân Liên Xô từ năm 1960-1970.Chủ yếu tại 2 xí nghiệp đóng tàu ZelenodolskYaroslavl.

  •  Angola 4 tàu
  •  Ai Cập 7 tàu được viện trợ theo số hiệu 751,752,753,755,757,759,761.752 bị phá hủy sau Chiến tranh Yom Kippur.6 chiếc còn lại vẫn hoạt động.Năm 1987,751 và 753 được nâng cấp tại nhà máy đóng tàu Ismailia ở Ai Cập với hệ thống Thompson-CSF DR875 ESM được lắp đặt,các ống phóng lôi bị gỡ bỏ và thay vào đó là ống phóng BM-21 đặt ở 2 bên tàu,tên lửa SA-N-5 vẫn được giữ lại.Đến thập niên 1990 thì bị gỡ bỏ toàn bộ các thiết bị như ống phóng lôi,MRL (rốc két phóng loạt) và cả tên lửa SAM chỉ giữ lại súng pháo làm tàu tuần tra gần bờ.
  •  Bulgaria 7 tàu được chuyển giao năm 1970.Chúng bị loại bỏ vào năm 1982.
  •  Campuchia 2 tàu.1 do Liên Xô tặng năm 1980 và 1 do Việt Nam tặng năm 1998.Chúng không có giá treo mìn,đều đã được nâng cấp trước khi chuyển giao.Chỉ còn 1 chiếc hoạt động.
  •  Cape Verde Có 2 tàu được Liên Xô chuyển giao năm 1979 mang số hiệu 451 và 452.Ống phóng lôi trên cả hai tàu đã bị gỡ.Ngừng hoạt động cuối thập niên 1980.
  •  Cộng hòa Congo 1 tàu chuyển giao năm 1979.Cũng không có ống phóng lôi.Ngừng hoạt động năm 1989.
  •  Đông Đức 18 tàu được chuyển giao.Chiếc đầu tiên được chuyển giao năm 1968 và chiếc cuối cùng vào năm 1971.Chúng hoạt động cùng các tàu tên lửa lớp Osa I và 4 chiếc đầu tiên bị ngừng hoạt động năm 1984.Đến năm 1990,vẫn còn 8 chiếc hoạt động.Chúng bị hủy bỏ hoàn toàn 8 tháng sau khi Đông Đức sụp đổ và sáp nhập và Tây Đức.
  •  Guinea 3 tàu được chuyển giao từ năm 1978 và 1979.Các ống phóng lôi bị gỡ bỏ trước khi chuyển giao.Ngừng hoạt động năm 1993.
  •  Guinea-Bissau 1 tàu được Liên Xô tặng tháng 12 năm 1978.Vẫn còn hoạt động.
  • Việt Nam 16 tàu được chuyển giao từ năm 1973 đến 1980.5 ngừng hoạt động trong khoảng từ năm 2000 đến 2006,7 được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam,4 còn hoạt động nhưng cũng sắp ngừng sử dụng. Có thể 1 chiếc trở thành mục tiêu cho tên lửa chống hạm Kh-31A trong một cuộc tập trận tại Biển Đông năm 2011 được phóng từ một máy bay Sukhoi Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.[3]
  • Nam Tư 14 tàu,4 được đóng tại Liên Xô,số còn lại được đóng theo giấy phép tại xí nghiệp đóng tàu Tito ở Nam Tư.2 tàu bị Croatia bắt năm 1991,1 trở thành mục tiêu giả định của hải quân Croatia năm 1994.12 chiếc khác ngừng hoạt động năm 1993.

Có 1 phiên bản đơn giản hóa nhằm xuất khẩu do Liên Xô thiết kế có tên là Đề án 206E (Project 206E).Ký hiệu NATOtàu tuần tra lớp Mol.Chúng được dung để xuất khẩu cho các quốc gia ngoài khối Xã hội chủ nghĩa.1 được giữ lại ở Liên Xô.Các nước sử dụng: